Lucky88 đưa tin: Randori - bí quyết thành công của judo Nhật Bản Dành rất nhiều thời gian để tập randori (đối luyện) đúng cách là một trong những nguyên nhân giúp judo Nhật Bản ngày càng khẳng định được vị trí số một thế giới.

Xem thêm: https://lucky88.tv/news/detail/chelsea-vs-manchester-united-nhan-dinh-bong-da-28112021-cho-carrick-tro-tai

Các võ sinh tập randori tại Tổ đường Kodokan. Ảnh Kodokan Judo trở thành môn thể thao Olympic từ lâu, và các cường quốc về thể thao đều tham gia môn võ này. Nhưng vị trí số một của Nhật vẫn không thay đổi - dù khi thì "nhất tuyệt đối", khi lại "nhất suýt soát". Lý do thì nhiều, nhưng dễ nhận thấy nhất chính là lối đánh. VĐV judo Nhật đều có kỹ thuật rất cao, không bao giờ lạm dụng sức mạnh, nên ngay cả ở phút cuối cùng của trận đấu, họ vẫn có thể ra đòn tấn công như ở phút đầu tiên.

Ví dụ gần nhất là trường hợp Takanori Nagase, võ sĩ vô địch hạng dưới (-) 81kg tại Olympic Tokyo vừa qua. Đây là hạng cân mà người Nhật gặp khá nhiều khó khăn để có thể trở lại bục cao nhất ở Thế Vận Hội và các giải Vô địch Thế giới, vì quá nhiều hảo thủ châu Âu và Tây Á có ưu thế về thể hình và sức mạnh tập trung vào. Trước Nagase, lần gần nhất judo Nhật Bản có HC vàng Thế Vận Hội -81kg là năm 2000 tại Olympic Sydney với chiến thắng của VĐV Makoto Takimoto.

So với các đối thủ ở cùng hạng cân, Nagase không hề vượt trội về mặt sức mạnh, nhưng anh có cách nắm áo linh hoạt giúp lợi hại khi tấn công, hóa giải hiệu quả những lần ra đòn của đối thủ và tận dụng tốt cơ hội để phản đòn. Những võ sĩ đấu anh, càng về sau, uy lực càng giảm, trong khi đó, nhờ lối đánh này, Nagase không quá "hao" thể lực. Khi ưu thế về sức mạnh của đối thủ không còn, chính là lúc kỹ thuật vượt trội của anh được phát huy để ghi điểm. Tại Olympic Tokyo 2020 hồi tháng Tám, trong 5 trận đấu, Nagase thắng 4 trận ở phần đấu thêm giờ, và trận còn lại thì thắng ở những giây cuối của phần thi đấu chính thức.

Lối đánh đậm chất kỹ thuật giúp Nagase (võ phục trắng) vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để giành HC vàng tại Olympic Tokyo hè vừa qua. Ảnh Kyodo News Dù thắng một cách nhanh chóng hay thắng vào cuối trận, lối đánh của Nagase và các đồng đội đều là kết quả từ cách tập randori "kiểu Nhật", cũng là cách mà Tổ sư Jigoro Kano đã sáng tạo và trở thành một trong những nền tảng quan trọng của judo. Randori, theo đúng nghĩa nguyên thủy, là một phương thức để thầy truyền thụ cho trò, đàn anh hướng dẫn đàn em, để mỗi võ sinh tự học hỏi, thử nghiệm, cảm thụ, định hình kỹ thuật và tiến bộ. Trong randori, người thua vẫn hoàn toàn có thể thắng và ngược lại, người thắng vẫn có thể đã thua - mà - không - biết.

Chuyên san L’Esprit du Judo của Pháp đã mở một diễn đàn nhỏ để các võ sư danh tiếng chia sẻ, phân tích về randori - bí quyết của judo mà người Nhật đang áp dụng rất thành công.

Võ sư Waldemar Legien: "Randori như trò chơi kiểm soát"

Hơi khó để giải thích thật ngọn ngành về randori vì có nhiều khía cạnh để bàn. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ về judo trong đó, nếu chịu tìm tòi. Điều đầu tiên, mà ai, dù trình độ nào, đều muốn đạt được khi tập randori là: "Tôi thử xem có làm được không?". Bạn đánh té được đối phương, đương nhiên là bạn thấy hài lòng. Nhưng trong randori, sự hài lòng đúng nghĩa phải là đánh ghi điểm Ippon (điểm tuyệt đối trong judo) một cách "hoàn hảo": đúng tư thế, đúng thời điểm, làm mất thăng bằng được đối phương như ý.

Võ sư Legien, 61 tuổi, 6 đẳng, 2 lần vô địch Olympic ở 2 hạng cân khác nhau. Ông là người Ba Lan nhưng nhiều thập niên qua sống ở Pháp và dạy tại CLB Racing Club de France giàu truyền thống ở Paris. Vấn đề là muốn làm được như vậy, hay nói chính xác hơn là muốn tập "randori đúng nghĩa" thì bạn phải có một "hành trang" kha khá về kỹ thuật. Nếu kỹ thuật của bạn không đa dạng, bạn không thể thoải mái để thử nghiệm, và sau một hồi loay hoay, bạn sẽ chỉ biết dùng đến sức mạnh. Một nghệ sĩ không thể tưởng tượng bay bổng nếu có góc nhìn quá đơn điệu. Một võ sĩ judo cũng thế. Nếu nhìn vào một giải thi đấu mà các võ sĩ chủ yếu chỉ đấu sức với nhau thì không ổn chút nào! Teddy Riner, có cao lớn thật đấy, có nặng 140kg đấy, nhưng cậu ấy biết cách "chơi đùa" randori với Shohei Ono hay Ilias Iliadis, những nhà vô địch nhẹ hơn tới 50-70 kg. Và Rinner thật sự được nể trọng vì điều này, bên cạnh 10 chức vô địch thế giới.

Vấn đề nằm ở đâu? Ở chỗ có quá nhiều võ sĩ muốn "chiến thắng" trong randori. Nhưng "chiến thắng" trong randori là thế nào? Một võ sinh nhỏ tuổi, té hơn chục lần trong một buổi tập, nhưng té tốt, không bị chấn thương thì cậu ấy không "thắng"? Trong một trận, tôi bị bạn đánh té 3 lần bằng Uchi Mata (một đòn chân của judo), nhưng đến lần thứ tư, tôi tránh được và phản lại, "tỉ số" là 1-3 đấy, nhưng ai là người thắng cuộc? Hai người cùng thua? Hai người cùng thắng? Tập sai cách, không rút ra được gì sau một buổi tập, ngay cả khi thắng đối phương, thì vẫn là thua cuộc. Tôi đến Nhật lần đầu năm 18 tuổi và việc tập luyện ban đầu thật vô cùng khó khăn với tôi. Mỗi ngày, chúng tôi tập 6 giờ. Có một võ sĩ tên Hara, là á quân thế giới, chỉ thua Shozo Fuji, nhưng lúc ấy, tôi nào có biết anh ta là ai. Mà thật ra, tại Nhật, tôi chẳng quen ai cả. Điều tôi quan tâm duy nhất là... số lần Hara đánh tôi té. Một ngày nọ, sau khi bị thua 10 Ippon và trước khi bị thêm 10 Ippon khác, tôi thắng được Hara một... Koka (điểm nhỏ nhất trong thang điểm cũ của judo). Với tôi, đó là một trong những chiến thắng lớn nhất trong đời.

Trở lại với giá trị thật sự của randori: Giúp tiến bộ. Như võ sĩ Hà Lan Sanne Verhagen từng nói: "Trong randori, tôi hạn chế dùng đòn sở trường mà tìm cách đánh những đòn tôi chưa thật sự giỏi. Cứ đánh, không được thì không sao cả. Còn lúc nào khác để áp dụng những đòn mình không giỏi ngoài lúc tập randori? Chắc chắn, bạn sẽ không dùng trong thi đấu chính thức rồi!".Vì sao nhiều võ sĩ tập randori sai cách? Vì trên thực tế, họ không tìm kiếm điều gì cả. Nhiều trung tâm huấn luyện đã trở thành một chiến trường để khẳng định cái tôi, nơi các võ sĩ chỉ nghĩ mỗi chuyện kèn cựa với người khác mà không nhìn xa hơn, không có mục tiêu cụ thể. Và họ có lối nghĩ như thế một phần cũng vì HLV. Ở các trung tâm huấn luyện, điều đáng tiếc là chúng ta có quá nhiều huấn luyện viên nhưng lại rất thiếu những người thầy. Đừng quên, randori là tập luyện. Và chúng ta không phải là nhà vô địch trong tập luyện.


トップ   編集 凍結 差分 バックアップ 添付 複製 名前変更 リロード   新規 一覧 単語検索 最終更新   ヘルプ   最終更新のRSS
Last-modified: 2021-11-27 (土) 05:54:10 (875d)