Lucky88 đưa tin: Việt Nam - Saudi Arabia: HLV Park sẵn sàng chơi tất tay? Sau năm trận toàn thua, mục tiêu của thầy trò Park Hang-seo không chỉ là giành điểm đầu tiên ở vòng loại cuối cùng World Cup 2022, mà còn là tìm lại niềm tin chơi bóng.

Xem thêm: https://lucky88.tv/news/detail/inter-milan-vs-napoli-nhan-dinh-bong-da-22112021-bat-phan-thang-bai

Cấp đội tuyển quốc gia có một đặc trưng là HLV không có đủ nhiều thời gian để thử nghiệm, thay đổi hoặc cố tình tạo ra một "xung lực" nào đó. Có thể lấy ví dụ từ Nhật Bản. Trong trận đấu với Việt Nam cách đây bốn ngày, họ vẫn phải sử dụng những cầu thủ vừa hạ cánh xuống Hà Nội chỉ hơn một ngày trước đó, do sự cố liên quan đến máy bay từ châu Âu. Đa số các HLV trưởng ĐTQG luôn triệu tập những cầu thủ được xem là tốt nhất, quen thuộc nhất, thậm chí kể cả khi họ không ở phong độ cao nhất.

Việt Nam (đỏ) còn kém xa về thể lực, trình độ và bản lĩnh so với các đối thủ ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. Ảnh: Lâm Thoả

Việt Nam (đỏ) còn kém xa về thể lực, trình độ và bản lĩnh so với các đối thủ ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. Ảnh: Lâm Thoả

Nếu xét trên góc độ đó, sau nhiệm kỳ đầu tiên thành công, vận may đã ngoảnh mặt với HLV Park Hang-seo ở nhiệm kỳ thứ hai. Nhà cầm quân Hàn Quốc bắt đầu xây dựng hình hài của đội tuyển từ Asiad 2018, trải qua thành công ở AFF Cup 2018, Asian Cup 2019, SEA Games 30 cũng như chuỗi trận bất bại ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 diễn ra trong năm 2019. Suốt quá trình đó cho đến trận hòa 0-0 với Thái Lan tháng 11/2019 trên sân Mỹ Đình, có những nhân tố không thể thay thế, như: Đoàn Văn Hậu, Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Trọng Hoàng và phần nào đó là Đặng Văn Lâm, Trần Đình Trọng, Phan Văn Đức... Họ là những cầu thủ mà nếu không có vấn đề gì, chắc chắn sẽ đá chính.

HLV Park đã có một bộ khung hoàn hảo của riêng ông, và trên cương vị HLV trưởng ĐTQG, ông không có lý do gì để thay đổi. Nhưng những điều không may đã ập đến. Năm 2020, trong khi V-League vẫn "đi đến nơi, về đến chốn", toàn bộ hệ thống thi đấu quốc tế ngừng lại vì Covid-19. Sang năm 2021, đến lượt V-League bị hủy giữa chừng. Không chỉ làm mất cơ hội để HLV Park tìm quân, các trận đấu giai đoạn một của V-League trước khi dừng lại cũng "kịp" gây ra những mất mát rất lớn ở trường hợp của Đỗ Hùng Dũng. Các kế hoạch nhân sự của HLV Park hầu như đổ vỡ.

Đội tuyển bước vào vòng loại thứ ba trong tình trạng phân nửa đội hình chính không thể ra sân hoặc không ở tình trạng tốt nhất do thiếu thi đấu. Covid-19 ảnh hưởng lên tất cả, nhưng với một nền bóng đá kém phát triển, ít thi đấu như Việt Nam, rõ ràng HLV Park chịu ảnh hưởng nặng nề hơn các đồng nghiệp. Dàn cầu thủ đá ở châu Âu của Nhật Bản, Australia... có thể vẫn chơi được 80% phong độ dù chẳng cần tập luyện vì họ quen với nhịp điệu ấy hàng tuần trong màu áo CLB. Với Trung Quốc, họ thậm chí đóng quân ở nước ngoài gần một tháng, đá giao hữu liên tục để rèn quân.

Liệu có đầy đủ bộ khung thì Việt Nam sẽ đạt kết quả tốt hơn? Không có cơ sở để khẳng định, bởi xét về đẳng cấp, Việt Nam vẫn thua kém các đối thủ một khoảng cách lớn. Nhưng rõ ràng HLV Park đã không thể có đầy đủ những con người tốt nhất cho những vị trí quan trọng nhất đối với một chiến trường đỉnh cao như vòng loại thứ ba. Vắng một full-back to khỏe như Đoàn Văn Hậu, thiếu cả "chiến binh" Trọng Hoàng, "chuyên gia săn Tây" Đình Trọng, nhưng tệ nhất là vị trí của play-maker Hùng Dũng. Sự vắng mặt của Hùng Dũng không chỉ ở góc độ chiến thuật, mà cần phải quan tâm đến sự liền mạch giữa anh và nhóm cầu thủ Hà Nội FC. Một đội tuyển có Hùng Dũng – Quang Hải - Duy Mạnh – Văn Hậu thì gần như HLV Park sẽ có nền tảng để tạo ra loạt giải pháp chiến thuật. Điều quan trọng hơn, trong hoàn cảnh của bóng đá Việt Nam hiện tại, ngay tại cấp độ CLB, các cầu thủ nói trên cũng đều không có sự thay thế xứng tầm.

Thiếu hụt nhân sự cũng là một phần của bóng đá. Sử dụng quá ổn định một bộ khung cũng có thể là con dao hai lưỡi, bởi những vị trí đó khi gặp điều kiện không thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích. Vấn đề bây giờ là HLV Park phải giải quyết vấn đề đó một cách đơn độc. May cho ông, góc nhìn của người hâm mộ đã thay đổi ít nhiều. Những giới hạn của đội tuyển đã bộc lộ quá rõ, và áp lực phải có các kết quả đẹp cũng giảm bớt. Việt Nam đang chấp nhận một thực tế là cũng đi vào con đường mà Thái Lan từng sa lầy cách đây bốn năm. Vấn đề là đừng để nó dẫn đến một ngọ cụt trong tương lai.

Thế nên, từ lượt về hôm nay mục tiêu của Việt Nam có thể thay đổi. Đội tuyển không còn cơ hội để có mặt trong nhóm ba đội đứng đầu, nhưng bắt buộc phải chơi mạo hiểm hơn, chủ động hơn để tìm ít nhất một điểm hay thậm chí là một chiến thắng. HLV Park không có đủ nhân sự để tính toán đến việc vừa bảo đảm khả năng không nhận bàn thua và vẫn đủ năng lực phản công hạ gục đối phương. Giờ đây, hoặc là chơi "tất tay" để thắng, hoặc là thu người lại hết mức để ngăn cản đối thủ ghi bàn. Những toan tính chiến thuật, thông thường chỉ có thể thực hiện đúng khi có con người phù hợp. Còn với HLV Park hiện nay, không thể cầu toàn, buộc phải mạo hiểm chọn cho mình một cách chơi và sẵn sàng nhận hậu quả từ làn sóng dư luận.

Khi mọi thứ được cởi bỏ, và nếu các cầu thủ tự vượt qua các áp lực về tinh thần, biết đâu HLV Park sẽ có các điều chỉnh về chiến thuật để phù hợp với trạng thái "bình thường mới".


トップ   編集 凍結 差分 バックアップ 添付 複製 名前変更 リロード   新規 一覧 単語検索 最終更新   ヘルプ   最終更新のRSS
Last-modified: 2021-11-21 (日) 14:32:48 (880d)